Tại sao GameFi cần NFT?

By Đức Lộc 10 min read
Tại sao GameFi cần NFT?

Ngành game ra đời như thế nào trước khi có NFT?

Trước khi chúng ta bàn luận về vấn đề chính là “ tại sao trong Gamefi cần có NFT” thì ta hãy lược lại một chút và xem xét vị trí của ngành công nghiệp game trong nền kinh tế và xã hội ngày nay, cũng như khi NFT được áp dụng với quy mô lớn thì ngành công nghiệp game đã vận hành như thế nào? Những gì cần phải được cải thiện?

Lịch sử sơ lược của ngành công nghiệp game điện tử với doanh thu 165 tỷ

Trong một bài báo về phân tích kinh tế của Trung Quốc có nói rằng " Ngành công nghiệp game trực tuyến hiện nay có thể được coi là một trong những trụ cột quốc gia.

Sự phát triển của ngành này cũng là một phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và sự tăng trưởng của nền kinh tế 4.0.

Xem thêm video dưới đây để hiểu thêm về GameFi:

Không ngoa khi biết năm 2021, doanh thu thực tế của thị trường game Trung Quốc là 296,513 tỷ nhân dân tệ, tăng 17,826 tỷ nhân dân tệ so với năm ngoái và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái (tỷ giá hiện tại: 1 nhân dân tệ = 3,475 VND) Nguồn: Game4v

Hơn thế nữa, trên nền tảng dịch vụ kiến ​​thức dữ liệu Wanfang, số lượng bài báo nghiên cứu về ngành công nghiệp game đã lên tới gần 5 nghìn cho nên ta thấy được sự chú ý của ngành công nghiệp game trong giới hàn lâm tăng một cách vượt bậc thể hiện được tầm quan trọng của ngành công nghiệp game trong nền kinh tế và xã hội ngày nay.

Theo dữ liệu từ năm 2015 đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kép của thị trường game toàn cầu CAGR (tức là tốc độ tăng trưởng liên tục trong một vài năm) đạt 13,4%, thị trường game toàn cầu sẽ đạt 164,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 và dự kiến ​​đạt 196 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022, cán mốc kỉ lục 200 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài ra, theo “Báo cáo thị trường game toàn cầu năm 2021” do Newzoo phát hành gần đây, nhóm người chơi game hiện tại là gần 3 tỷ người và do sự phát triển của mạng xã hội cũng như công  thì số lượng này vẫn còn đang tăng lên theo cấp số nhân.

Ngành công nghiệp game Trung Quốc tăng trưởng chậm do chính sách-Công nghệ  thông tin

Bên cạnh sự gia tăng liên tục số lượng người chơi game ngày càng đông, thì song song với sự tăng trưởng như thế này thì tâm lý của những người chơi game cũng bắt đầu dần dần thay đổi theo với một chiều hướng ngày càng phức tạp hơn. Điều này đề xuất một cách khách quan đến các nhà sản xuất game ngày càng phải hoàn thiện và trau chuốt hơn.

Hiện tại thì ngành công nghiệp game trên toàn cầu đang có một cấu trúc một chiều. Tức là khi người chơi bắt đầu một tựa game nào đó thì khởi đầu thường thường là sẽ không mất phí nhưng khi chơi game một thời gian nếu mình muốn mạnh hơn hoặc đẹp hơn thì người chơi cần phải bỏ một số tiền tương ứng để có thể sở hữu skin cũng như tăng VIP và nhận thêm các chương trình ưu đãi từ nhà phát hành.

Nhà phát hành game cũng rất biết cách nắm bắt tâm lý người chơi trong vấn đề này nên họ sẽ thường thường sẽ ra mắt nhiều skin đẹp với hiệu ứng bắt mắt cũng như các chương trình nạp VIP nhận ưu đãi khủng, để có thể “hút máu” người chơi và tăng lợi nhuận cho các công ty này.

Còn nếu người chơi muốn kiếm được tiền từ các game thì người chơi chỉ có thể đi cày thuê hoặc bán lại acc (nick) cho những người chơi khác với số tiền tương ứng, nhưng đây không phải là cách phù hợp cho tất cả mọi người.

Sau một khoảng thời gian hoạt động nếu game không còn số lượng người chơi ổn định hoặc gặp các sự cố ngoài ý muốn thì có thể game sẽ  không được phát hành ra thị trường nữa. Và nêu như vậy thì gần như đến 99% những vật phẩm, skin hay VIP của người chơi cũng sẽ không còn tồn tại hoặc không còn một giá trị nào nữa kể cả khi người chơi có nạp vào đấy bao nhiêu tiền thì sau khi game sập nhà phát hành cũng không có trách nhiệm phải bồi thường cho người chơi khoản đấy.

Hiện trạng này thật khó để gọi nó là công bằng nhưng khi GamefiNFT ra đời thì thực trạng này đã được giải quyết.

NFT giúp GameFi có sự chuyển đổi sâu sắc ngành công nghiệp game

Nếu chưa biết Gamefi là gì thì các bạn có thể đọc lại bài viết: Tại đây

Gamefi ra đời đã mang đến một làn gió không chỉ riêng về thị trường game toàn cầu nói chung mà còn tạo được một tiếng vang lớn cho cộng đồng tiền điện tử nói riêng.

Sự xuất hiện của Gamefi đã phá vỡ đi kết cấu từ trước tới nay đó là lợi nhuận đến một chiều từ nhà phát triển và các công ty game, chơi các trò chơi gamefi thì người chơi vừa có thể kiếm tiền trên các tựa game đó bằng cách trả thưởng và bán các vật phẩm của mình và cũng như có thể được giải trí sau thời gian học tập làm việc căng thẳng (yếu tố cốt lõi khi chơi game)

GameFi là gì? Sự khác biệt giữa các dự án game truyền thống và GameFi? -  BeInCrypto Việt Nam

Và mấu chốt để Gamefi có thể giải quyết được vấn đề này đó chính là nhờ vào NFT.

NFT đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong trò chơi, với sự trợ giúp của NFT thì mọi vật phẩm mà người chơi có được trong trò chơi (cho dù thông qua mua hoặc thông qua vàng) đều có một "xác thực danh tính" duy nhất, không giả mạo có thêm một cái thứ hai, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi trong quá trình xác nhận quyền sỡ hữu đối với các đạo cụ và thiết bị trong game như này.

Nói cách khác, với sự hỗ trợ của NFT thì người chơi có thể kiểm soát dễ dàng tính độc quyền của vật phẩm cũng như tự do sử dụng các vật phẩm trong trò chơi và thậm chí có thể sự chuyển giao giữa các vật phẩm khác nhau.

Lấy Axie Infinity là một đại diện tiêu biểu của lĩnh vực GameFi làm ví dụ:

Trong trò chơi, mỗi yêu tinh Axie mà người chơi có được là duy nhất và hoàn toàn thuộc về người chơi, cho dù đó là nhà phát triển trò chơi hay nhà xuất bản cũng không tạo ta được một con giống y như thế nữa và nó cũng không thể được lấy một cách bất hợp pháp mà không có sự cho phép.

Tất nhiên, điểm quan trọng nhất trong các dự án game đó là lợi nhuận và khoảng 95% thu nhập của Axie Infinity được phân bổ cho người chơi trên GameFi, tất nhiên tỷ lệ này sẽ có chênh lệch một chút.

Axie Infinity - trò chơi do người Việt phát triển trở thành game NFT đầu  tiên vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD | Advertising Vietnam

Trước khi có sự xuất hiện của NFT và GameFi thì vấn đề lòng tin giữa người chơi game, nhà phát triển và các nhà sản xuất vẫn đặt ra một dấu hỏi lớn về  vấn đề cân bằng lợi ích giữa 2 bên. Nhưng khi NFT và Gamefi xuất hiện thì hai bên không còn là mối quan hệ đơn thuần giữa người sản xuất và người tiêu dùng nữa mà có xu hướng thiết lập mối quan hệ bình đẳng và hài hòa hơn. Trong quá trình chuyển đổi này, NFT đã có những đóng góp to lớn để lật đổ mô hình kinh doanh cũ kĩ của ngành công nghiệp game.

Thì theo các dữ liệu  tin tức chính thức của Axie Infinity, vào đầu tháng 9/2021, người dùng hoạt động hàng ngày của nó đã đạt 993.000, chỉ cần một số lượng nhỉ nữa là có thể lên tới con số hàng triệu người dùng.

Theo thống kê của tokeninsight, giá trị thị trường (9/2021) của mã token quản trị Axie Infinity-AXS đã đạt 4,308 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 41 trong thị trường tiền điện tử, với khối lượng giao dịch vượt quá 634 triệu đô la Mỹ trong 24 giờ. Chỉ từ dữ liệu trên, thật khó để tin được đây là lượng giao dịch hàng ngày của một trò chơi. Mà trong khi đó game mới chỉ tồn tại được chưa đầy một năm, điều này chỉ phản ánh chân thực sự phát triển vượt bậc của GameFefds.

Tổng kết

Trong thời điểm hiện tại thật không thể phủ nhận là thị trường Gamefi không còn được HOT như trước nữa nhưng đây là một trong những ngàng công nghiệp siêu tiềm năng có thể phát triển đặc biệt trong tương lai.

Ngoài ra không thể không nhắc đến vai trò cực kì quan trong của NFT, không chỉ giúp ngành công nghiệp Gamefi vận hành một cách dễ dàng mà nó hiện tại còn đang và đã len lỏi vào rất nhiều lĩnh lực khác như Move to eran hay gần đây nhất là sự kiện bán các NFT của raper nổi tiếng BINZ, dự kiến là NFT sau này sẽ còn được sử dụng rộng rãi vào rất nhiều các hoạt động xã hội cũng như các lĩnh vực đặc thù cần có sự công bằng và sự độc nhất độc quyền.