GameFi là gì? Top 5 tựa game chơi để kiếm tiền cho người mới

Trong 2021 GameFi được nhắc đến nhiều trong thị trường Crypto, nhiều người tìm kiếm GameFi là gì và tại sao lại thu hút hàng triệu người dùng trên thế giới tham gia.

Blockchain và NFT in games là chủ đề nóng trong nhiều năm gần đây và đang nhanh chóng trở thành chủ đề cho tương lai của việc kiếm tiền từ game.

Bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn hiểu rõ về GameFi là gì? Những tựa GameFi uy tín đáng để tham gia.

Mở đầu của GameFi

Ở thời điểm tháng 6/2021 tựa game Axie Inifnity nổi lên với số lượng người chơi kiếm được tiền từ tựa game này, GameFi nhanh chóng được mọi người chú ý đến và dần dần trở thành ngành công nghiệp tỷ $.

Gamefi là gì?

Các dự án GameFi thu hút người chơi mới bằng cách cho họ cơ hội kiếm được tiền thông qua hoạt động chơi game.

Tính đến tháng 7/2022 đã có hơn 5000 dự án GameFi được xây dựng.

GameFi là gì?

GameFi là các trò chơi blockchain cho phép người chơi tham gia chơi để kiếm tiền. Với sự kết hợp giữa yếu tố game và finance, mô hình của GameFi còn được gọi với tên khác là play to earn.

Thông thường, người chơi có thể kiếm được tiền mã hóa và phần thưởng NFT bằng cách hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu với những người chơi khác và đạt được các cấp độ khác nhau trong trò chơi.

Không giống như các trò chơi điện tử truyền thống, hầu hết các trò chơi blockchain cho phép người chơi chuyển các vật phẩm game ra khỏi thế giới ảo của trò chơi. Điều này cho phép người chơi giao dịch các mặt hàng của họ trên thị trường NFT và bán tiền mã hóa trên các sàn giao dịch.

Hệ sinh thái GameFi sử dụng tiền mã hóa, token không thể thay thế (các NFT) và dựa trên công nghệ blockchain để tạo ra một môi trường game ảo.

Tất cả người chơi có thể kiếm được phần thưởng thông qua việc tham gia hoạt động trong game. Những phần thưởng có thể tồn tại ở dạng token hoặc NFT, người chơi có thể di chuyển các loại tài sản ra bên ngoài trò chơi để giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa hoặc marketplace NFT để bán.

Cách hoạt động của GameFi

Mỗi một dự án GameFi có nền kinh tế và cách thức vận hành khác nhau.

Những phần thưởng trong GameFi tồn tại rất nhiều dạng khác nhau: token hoặc land, skin, avatar.

Phần lớn các phần thưởng trong game sẽ là NFTs hoạt động trên blockchain, nghĩa là bạn có thể giao dịch chúng trên thị trường. Trong các trường hợp khác phần thưởng trong game không phải là NFTs thì chúng cần được chuyển đổi thành NFTs để có thể giao dịch cho người khác.

Những tài sản trong game sẽ có một chức năng và tiện ích cụ thể đối với người chơi, cho phép kiếm được nhiều tiền hơn. Bên cạnh đó vẫn có một số loại tài sản mang tính chất trang trí và không tác động đến khả năng kiếm tiền chẳng hạn như: avatar, phụ kiện trang trí.

Để kiếm được phần thưởng trong game bạn cần hoàn thành các nhiệm vụ, chiến đấu với quái / người chơi khác, xây dựng các công trình. Một số tựa game đơn giản hơn sẽ cho phép người chơi kiếm được tiền thụ động mà không cần phải dành thời gian chơi thông qua hình thức stake hoặc rent (cho thuê).

Xem thêm: GameFi Paradigm: khám phá các khía cạnh của GameFi

Mô hình chơi để kiếm tiền (P2E)

Điểm khác biệt của GameFi so với các tựa game truyền thống nằm ở mô hình play to earn (P2E). Play to earn mang tính cách mạng đối với thị trường game, nó hoàn toàn khác với cách thức của game truyền thống.

Đối với game truyền thống người chơi sẽ trả tiền để mua các vật phẩm trong game và chơi để kiếm niềm vui.

Đối với GameFi người chơi sẽ đầu tư vốn ban đầu để chơi kiếm được tiền, điều này đòi hỏi mọi người phải tìm hiểu & nghiên cứu cách chơi trước. Chẳng hạn như game Axie Infinity trước đây nếu muốn chơi bạn phải mua NFT thì mới có thể tham gia kiếm tiền, trong game sẽ có 2 loại token là AXS (token quản trị) và SLP (token tiện ích trong game).

Mô hình dual token được áp dụng trong đại đa số các dự án GameFi:

Trong hầu hết trường hợp, game truyền thống sẽ không mang lại lợi nhuận về tài chính dành cho người chơi, những tài sản trong game được công ty trò chơi kiểm soát. Ngược lại với GameFi, các tài sản được chạy trên blockchain cung cấp cho người chơi quyền kiểm soát tài sản của họ, đồng thời các tài sản mang lại cơ hội kiếm tiền cho người nắm giữ.

Tuy nhiên, một dự án GameFi phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế và cách thức thiết kế trò chơi từ ban đầu. Việc áp dụng công nghệ blockchain cho phép người chơi hoàn toàn kiểm soát các tài sản của họ nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy. Hãy tìm hiểu rõ về dự án và đội ngũ phát triển trước khi tham gia vào chơi để kiếm tiền.

Có khá nhiều dự án play to earn miễn phí có thể tạo ra thu nhập dành cho phần lớn mọi người, nhưng vẫn có một số dự án GameFi yêu cầu người chơi phải bắt đầu bằng việc NFT hoặc tiền mã hóa của dự án để có thể tham gia. Điều quan trọng hãy kiểm soát rủi ro của bạn khi tham gia game play to earn, một số dự án với lời quảng bá rầm rộ và yêu cầu phải bỏ số tiền lớn thì mới tham gia được đôi khi lại khiến bạn mất hết khoản đầu tư của chính mình.

Quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số

Công nghệ blockchain cho phép các cá nhân có quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, có nghĩa là người chơi có thể kiếm tiền từ tài sản trong trò chơi của họ theo nhiều cách khác nhau.

Tương tự như trò chơi điện tử, người chơi có thể sở hữu các avatar, vật nuôi, nhà ở, vũ khí, công cụ,… Nhưng trong GameFi, những tài sản này có thể được phát hành hoặc tạo ra dưới dạng các NFT trong blockchain (còn được gọi là NFT đúc). Điều này cho phép người chơi có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ, với tính xác thực và quyền sở hữu có thể xác minh được.

Một số trò chơi metaverse phổ biến, chẳng hạn như Decentraland và The Sandbox, tập trung vào khái niệm quyền sở hữu đất đai. Nó cho phép người chơi kiếm tiền từ vùng đất ảo của họ. Trong The Sandbox, game thủ có thể mua các mảnh bất động sản kỹ thuật số và phát triển chúng để tạo ra doanh thu. Ví dụ: họ có thể tính phí khi những người chơi khác đến thăm vùng đất của họ, kiếm phần thưởng token bằng cách tổ chức nội dung và sự kiện hoặc cho những người chơi khác thuê vùng đất của họ.

Các ứng dụng DeFi trong GameFi

Một số dự án GameFi cũng cung cấp các sản phẩm và các tính năng giống như các dự án DeFi, chẳng hạn như: stake, khai thác thanh khoản và khai thác lợi suất. Thông thường, người chơi có thể stake các tiền mã hóa hoặc NFTs của họ trong trò chơi để kiếm phần thưởng, mở khóa các vật phẩm độc quyền hoặc truy cập các cấp độ trò chơi mới.

Chẳng hạn như game Axie Infinity ra mắt tính năng Land Staking những ai sở hữu NFTs Land có thể mang vào staking và nhận được $AXS.

Việc mang vào các yếu tố DeFi cũng có thể làm cho việc chơi game tiền mã hóa trở nên phi tập trung hơn. Không giống như các studio trò chơi truyền thống kiểm soát tập trung các bản cập nhật trò chơi của họ, một số dự án GameFi cho phép cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định của họ. Họ có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các bản cập nhật trong tương lai thông qua các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).

Ví dụ: người chơi Decentraland có thể bỏ phiếu cho các chính sách trong trò chơi và tổ chức bằng cách khóa các token quản trị (MANA) của họ trong DAO. Càng khóa nhiều token, quyền biểu quyết của họ càng cao. Điều này cho phép game thủ giao tiếp trực tiếp với các nhà phát triển trò chơi và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trò chơi theo hướng tích cực với phần lớn mọi người đang chơi. Tuy nhiên không phải lúc nào DAO cũng hiệu quả với các dự án GameFi, bạn cũng phải kiểm soát rủi ro và hiểu rõ về dự án đang có những hướng phát triển như thế nào.

Hướng dẫn chơi các trò chơi GameFi

GameFi về cơ bản là các game về tài chính, có hàng ngàn tựa game trên thị trường, mỗi dự án sẽ có cách hoạt động khác nhau. Hãy cẩn thận với các dự án, website lừa đảo.

Đối với những người đã am hiểu & có kiến thức về thị trường crypto sẽ dễ dàng thao tác trên các dự án GameFi.

Trong trường hợp bạn là người mới tiếp cận đến GameFi bạn nên thực hiện theo thứ tự bên dưới đây:

Bước 1: Tạo ví tiền mã hóa và nạp tiền vào ví

Metamask là một trong những loại ví tiền mã hóa được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, bạn có thể tạo chúng miễn phí.

Bước 2: Tìm hiểu dự án game

Bản chất GameFi là các dự án về game tài chính, bạn nên tìm hiểu một chút thông tin dự án như: gameplay, vốn bắt đầu chơi, đội ngũ phát triển, ROI,…

Việc tìm hiểu dự án giúp bạn nắm được các thông tin quan trọng để biết rằng dự án có uy tín để tham gia vào chơi hiệu quả.

Bước 3: Kiểm tra yêu cầu của game và bắt đầu chơi

Một số dự án yêu cầu sẽ cần có tối thiểu các NFTs hoặc một lượng token để bắt đầu chơi.

Ví dụ: để chơi Axie Infinity trước đây bạn cần có 3 NFTs.

Mỗi trò chơi sẽ có các yêu cầu khác nhau, một số game free to earn đôi khi không yêu cầu bất kỳ điều gì.

Tuy nhiên hãy kiểm tra về khả năng kiếm tiền và thời gian hoàn vốn của tựa game kể cả đó là các tựa game free to earn.

Nếu bạn không có nhiều vốn để bắt đầu các dự án GameFi thì có thể tham gia các Gaming Guild - họ sẽ cung cấp cho bạn những NFTs và các học bổng và chia sẻ lợi nhuận với người chơi.

Top 5 dự án NFTs game uy tín

1. Axie Infinity

Axie Infinity là monster-battling game (trò chơi chiến đấu với quái vật), nơi bạn tập hợp các đội quái vật dễ thương được gọi là Axies để chiến đấu với nhau trong các trận chiến.

Trò chơi chạy trên chuỗi khối Ethereum với sự trợ giúp của Ronin - một sidechain giúp giảm thiểu phí và độ trễ giao dịch. Game chủ yếu tập trung vào các trận chiến theo lượt, chống lại các đội Axie do máy tính điều khiển hoặc những người chơi khác.

Hiện tại Axie Infinity đã ra mắt phiên bản mới mang tên Axie Origin (v3) cho phép mọi người chơi miễn phí và sẽ có dự định mở lại tính năng kiếm tiền trong thời gian tới.

2. The Sandbox

Sandbox là một thế giới metaverse, nơi người chơi có thể xây dựng tài sản, sở hữu và kiếm tiền, dự án được xây dựng trên blockchain Ethereum.

Bạn có thể tham gia vào thế giới metaverse của The Sandbox để tạo dựng những điều thú vị, thông qua đó có thể kiếm được tiền từ NFTs và một số hoạt động khác trong thế giới.

Thương hiệu trò chơi Sandbox được biết đến nhiều nhất với 2 sản phẩm trên mobile đình đám The Sandbox (2011) và The Sandbox Evolution (2016), sự kết hợp đã mang về 40 triệu lượt tải xuống trên IOS và Android.

3. Splinterlands

Splinterlands là một game thẻ bài NFT, được lấy cảm hứng từ các trò chơi như Magic the Gathering và Hearthstone, nơi người chơi xây dựng một bộ sưu tập các thẻ với các thuộc tính khác nhau và chiến đấu với những người chơi khác dựa trên kỹ năng.

Trò chơi còn cho phép người chơi có thể mua, bán và giao dịch tài sản kỹ thuật số giống với các trò chơi thẻ giao dịch vật lý như Magic the Gathering, Pokemon và Yu-Gi-Oh!

Được xem là dự án game nft thẻ bài có số lượng người chơi nhiều nhất hiện nay, Splinterlands cho phép mọi người chơi miễn phí nhưng vẫn có thể kiếm được tiền.

4. Crazy Defense Heroes

Crazy Defense Heroes là thể loại game NFT thủ thành (tower defense) chơi trên điện thoại.

Game được phát triển bởi Animoca Brands vào năm 2018. Khi chơi, nhiệm vụ của bạn xây dựng các tòa tháp để tiêu diệt quái vật ngăn cản chúng đi vào căn cứ của bạn.

Mỗi tháng game sẽ có 1 pool tiền thưởng là 1.800.000 token $TOWER chia cho những người chơi đạt level 30 trở lên trong game.

5. Blankos Block Party

Blankos Block Party (BBP) là một tựa game NFT MMORPG (game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi) dựa trên ý tưởng về những chú đồ chơi bằng nhựa cùng nhau xây dựng một vương quốc đầy màu sắc và nghệ thuật.

Người chơi sẽ điều khiển nhân vật là những chú Blanko của riêng mình để tham gia các sự kiện trong game, trò chuyện với bạn bè, tự tạo các minigame nhiều cấp độ và tham gia vào các minigame của người chơi khác trên toàn cầu.

Game ứng dụng công nghệ Blockchain để giúp việc thanh toán, mua bán vật phẩm, trang phục trong game dễ dàng và tối ưu hơn.

Kết

Trong nữa cuối 2021 các dự án GameFi đã bùng nổ mạnh mẽ và nhận được rất nhiều sự chú ý từ các quỹ đầu tư lớn, điển hình như Animoca Brands và Binance Labs.

Trong tương lai khi công nghệ blockchain phát triển & phổ biên hơn sẽ thúc đẩy các dự án về GameFi bùng nổ hơn nữa. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý, kiểm soát rủi ro và tránh bị FOMO.

Các dự án GameNFT được xây dựng trên các hệ sinh thái nổi bật hiện nay như: Ethereum, Avalanche, Solana, Binance Chain, Polygon, Harmony, Fantom…

Mỗi một hệ sinh thái có các điểm nổi bật đã thu hút được lượng lớn các developers và end-users vì vậy bạn sẽ thấy có rất nhiều tựa game ở nhiều hệ sinh thái khác nhau do chính sách hỗ trợ phù hợp với việc phát triển của công ty trò chơi.

Kể từ khi Bitcoin xuất hiện đã có nhiều trò chơi đơn giản và các giao dịch OTC nhằm trao đổi BTC với người tham gia, sau này với sự xuất hiện của Ethereum và một số hợp đồng thông minh đã giúp cho thế giới blockchain ngày càng nhộn nhịp hơn, đôi khi người mới sẽ cảm thấy cực kỳ phức tạp nhưng dần dần mọi người sẽ cảm thấy thú vị.

Nhìn chung GameFi là một nhánh mới trong thị trường crypto thu hút số lượng lớn người dùng một cách hiệu quả nhất. Với sự phổ biến, gia tăng số lượng các dự án GameFi bạn sẽ thấy nhiều công ty lớn tham gia xây dựng metaverse và game trong tương lai.

Gin

I'm bullish on everything Web3_Gaming!

Follow me on Twitter

back to top