Các thuật ngữ game NFT phổ biến nhất mà các game thủ cần biết

Được xây dựng và phát triển trên mạng lưới blockchain, có tích hợp NFT và các tính năng về tài chính phi tập trung (DeFi) nên game NFT có khá nhiều thuật ngữ so với game truyền thống.

Nhiều game thủ sẽ bỡ ngỡ với ‘một rừng thuật ngữ’ khi tham gia chơi và kiếm tiền với các tựa game NFT.

Hiểu được điều này, Gamefinity đã tổng hợp lại Các thuật ngữ game NFT phổ biến nhất mà các game thủ cần biết.

Các thuật ngữ game NFT phổ biến nhất

Gamefi

GameFi là các trò chơi blockchain cho phép người chơi tham gia chơi để kiếm tiền. Với sự kết hợp giữa yếu tố game và finance, mô hình của Gamefi còn được gọi với tên khác là Play-to-earn.

Người chơi có thể kiếm được các đồng token và phần thưởng NFT bằng cách hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu với những người chơi khác và đạt được các cấp độ khác nhau trong trò chơi. Các đồng token và NFT sau đó có thể đổi ra thành tiền mặt.

Đọc thêm: GameFi là gì? Top 5 tựa game chơi để kiếm tiền cho người mới

NFT

NFT là viết tắt cho Non-fungible token (tài sản không thể thay thế), là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain.

NFT được dùng để đại diện cho các vật phẩm có tính độc nhất trong game, đó có thể là các chiến binh, vật phẩm, vũ khí hoặc các bộ phận cơ thể gắn với skills.

Có 2 cách để sở hữu NFT: mua trên marketplace hoặc làm các nhiệm vụ để nhận thưởng NFT.

Cryptocurrency

Cryptocurrency là tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số không được quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào mà được vận hành bởi các máy tính kết nối với nhau từ khắp nơi trên thế giới.

Coin và token

Coin được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain riêng biệt và hoạt động độc lập.

Khác với coin, token được phát triển trên một nền tảng Blockchain đã có sẵn.

Đa phần, trong game NFT có 2 loại token:

  • Token quản trị: token chính của game, số lượng giới hạn.
  • Token thưởng: là loại token được dùng như một loại tiền tệ trong game, để thưởng cho người chơi khi tham gia các hoạt động, số lượng thường không giới hạn.

Altcoin

Hiểu đơn giản thì trên thị trường có 2 loại coin chính là Bitcoin và Altcoin, những đồng coin không phải Bitcoin đều được gọi là Altcoin như ETH, SOL, AXS…

Ví (Wallet)

Khi chơi bất kỳ tựa game NFT nào bạn cũng cần có ví blockchain, được dùng để lưu trữ các đồng coin/token có trong game.

Loại ví phổ biến nhất thường được dùng trong các tựa game NFT là ví Metamask.

Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng ví Metamask để lưu trữ NFT & token

Whitelist

Whitelist là danh sách người chơi được tham gia vào các sự kiện như IDO, Free Mint NFT, Pre-sale, bán box NFT hoặc được tham gia trải nghiệm game sớm.

Để có tên trong danh sách, người chơi thường phải hoàn thành nhiệm vụ Airdrop nào đó một cách công khai hoặc có đóng góp cho dự án.

IDO

IDO (hay Initial DEX Offering) là một hình thức gọi vốn thông qua việc chào bán token trên các sàn phi tập trung.

INO

INO (Initial NFT Offering) có nghĩa là phát hành NFT lần đầu.

Tương tự như ICO, IEO, IDO, IGO thì INO là khái niệm chỉ việc phát hành lần đầu các NFT ra công chúng và là một hình thức kêu gọi vốn cộng đồng thông qua việc bán các NFT.

NFT Marketplace

NFT marketplace là một cái chợ dùng để giao dịch mua bán NFT. Mọi loại tài sản đều cần thị trường để giao dịch và NFT cũng vậy.

Hầu hết các NFT Marketplace đều yêu cầu người dùng phải có ví blockchain và sử dụng các loại tiền điện tử để thanh toán, gần đây thì một số sàn giao dịch lớn cho phép thanh toán bằng VISA/Master card.

Đọc thêm: Top 13 NFT Marketplace phổ biến hiện nay

Guild Game

Guild Game là một cộng đồng đóng vai trò liên kết giữa người chơi với các công ty sản xuất game trong ngành công nghiệp GameFi.

Những guild game sở hữu một lượng vốn lớn để cung cấp các loại tài sản kỹ thuật số và các việc làm thông qua các học bổng để khuyến khích mọi người trải nghiệm, đóng góp vào nền kinh tế trong game.

Đọc thêm: Top 5 Guild Game lớn mạnh nhất trong thị trường GameFi

Airdrop

Bạn sẽ nhận được các phần thưởng là stablecoin, token, NFT, các slot trúng whitelist hoặc các vật phẩm non-NFT trong game khi tham gia vào các sự kiện Airdrop.

Các nhiệm vụ mà người chơi cần thực hiện trong sự kiện Airdrop thường khá đa dạng và là một bước marketing để giới thiệu game đến người chơi.

AMA

AMA (Ask me anything) là một sự kiện online mà ở đó nhà phát hành các game sẽ trả lời các câu hỏi mà cộng đồng đặt ra.

Thông thường, AMA được tổ chức trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Youtube, Telegram, Discord,…

Staking

Staking là hành động giữ và khóa một lượng token nhất định để nhận được phần thưởng là một lượng token.

Thay vì việc để trên các sàn giao dịch mà không nhận gia tăng thêm số token, bạn có thể đưa vào stake và nhận thêm số coin trong quá trình stake đó. Tất nhiên, việc này chỉ phù hợp với game thủ muốn hold đồng token đó lâu dài.

Ví dụ: Staking token ILV trong game Illuvium

APR và APY

APR và APY là 2 thuật ngữ nói về lợi nhuận hàng năm, được sử dụng khá nhiều trong DeFi, đặc biệt là các giao thức farming, staking, lending,... Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được 2 khái niệm này.

  • APR (Annual Percentage Rate) hay tỷ suất lợi nhuận hàng năm, đề cập đến phần trăm khoản lãi thực tế hàng năm bạn nhận được khi đầu tư, không bao gồm lãi kép.
  • APY (viết tắt của Annual Percentage Yield) là tỷ suất lợi nhuận hàng năm tính theo phương thức cộng dồn. Đây là phần trăm lợi nhuận thực tế bạn kiếm được từ một khoản đầu tư, có bao gồm lãi kép.

Whitepaper

Whitepaper là một bản thảo mô tả chi tiết về dự án blockchain hoặc game NFT giúp người chơi tìm hiểu và hiểu rõ về dự án mà họ sắp tham gia.

Tokenomics

Tokenomics là một thuật ngữ chỉ tính kinh tế của token. Nó mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và giá trị của token, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc tạo và phân phối token, cung và cầu, cơ chế khuyến khích và kế hoạch đốt token.

Đối với các dự án tiền mã hóa, tokenomics được thiết kế tốt là một yếu tố rất quan trọng để thành công. Đánh giá tokenomics của một dự án trước khi quyết định tham gia là điều cần thiết đối với các nhà đầu tư và các bên liên quan.

Stablecoin

Nếu dịch sát nghĩa nhất có thể, stablecoin là đồng xu (coin) ổn định (stable).

Đây là một loại tiền điện tử mã hóa, được phát triển trên blockchain và có cơ chế để đảm bảo giá trị luôn trong trạng thái ổn định.

Trong đó, tính ‘ổn định’ ở đây được đảm bảo bằng cách neo giá trị vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (fiat) - hầu hết là neo theo USD.

CEX (sàn giao dịch tập trung)

CEX (Centralized Exchange) là sàn giao dịch được quản lý bởi một công ty/tổ chức, mọi tài sản bạn nạp vào đều được quản lý bởi công ty/tổ chức đó.

DEX (sàn giao dịch phi tập trung)

DEX (Decentralized Exchange) hay chính là sàn giao dịch phi tập trung, mà tại loại sàn này, tất cả các giao dịch diễn ra tự động và trực tiếp giữa những người dùng với nhau theo quy trình tự động mà không phụ thuộc vào bên thứ 3 hay bên trung gian trong việc giữ nguồn tiền của bạn.

Hay nói cách khác, người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát quỹ và các giao dịch mà không cần nhờ đến bên trung gian để tránh rủi ro trong vân đề bảo mật, hacker hay lừa đảo. Trong sàn phi tập trung, việc kiểm soát nguồn tiền hay đánh thuế rất khó.

Public sale

Public sale là vòng bán được công khai coin hay token của một game nào đó trên các sàn phi tập trung và sàn tập trung thông qua các hình thức huy động vốn hoặc đấu giá.

Private Sale

Vòng bán token chỉ dành cho những backer là Quỹ đầu tư lớn hay đội ngũ trực tiếp hỗ trợ dự án.

Liquidity Pool

Liquidity Pool (tạm dịch là bể thanh khoản) là một nhóm coin hoặc token được khoá trong một hợp đồng thông minh. Nhìn nhận một cách tổng quan, Liquidity Pool là một khái niệm vô cùng đơn giản, nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Liquidity Pool được sử dụng để tạo điều kiện giao dịch giữa các tài sản trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), các giao thức cho vay - đi vay (lending), Yield farming, Synthetic Assets,...

Vesting

Trong thị trường crypto, thời gian vesting, hay còn được biết đến là thời gian khóa token. Đây là khoảng thời gian mà lượng token do các nhà đầu tư, ban tư vấn, team phát triển dự án sở hữu hoặc được mở bán sớm trong các vòng ICO/IDO sẽ bị khóa.

Mỗi dự án sẽ có kế hoạch phân bổ token khác nhau, tùy vào mục tiêu và định hướng của họ. Lịch vesting sẽ được quy định trong hợp đồng thông minh. Khi thỏa các điều kiện, lượng token bị khóa trong hợp đồng sẽ tự động được phân bổ.

Game AAA

Hay Triple – A được sử dụng để miêu tả những tựa game được đầu tư với ngân sách khủng.

Từ khâu lên ý tưởng và phát triển cho đến những chiến dịch quảng bá sản phẩm đều rất tốn kém. Chính vì thế mà những tựa game AAA được cho là các “bom tấn” khi ra mắt trên thị trường và luôn nhận được sự đón nhận từ rất nhiều game thủ.

Trên đây là các thuật ngữ game NFT phổ biến nhất mà các game thủ cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.

Dodo

PLAY - EARN - REPEAT! Follow mình trên Twitter & YouTube

back to top