Sự khác biệt giữa Web1 - Web2 - Web3
💡 Đầu tiên là Web 1.0 - thời kỳ sơ khai nhất của Internet
Vào những năm 1991 - 2004, Internet lúc chỉ đơn giản là sự kết nối giữa con người với nhau.
Các website ở giai đoạn này hầu hết chỉ là các trang tĩnh và chức năng chính chỉ dùng để đọc.
Không có bất kỳ sự tương tác nào như đăng nhập hay like, share các bài đăng. Internet ở thời kỳ đầu thậm chí còn không mang lại nguồn lợi nhuận nào từ quảng cáo.
Nó như một trang wikipedia, tất cả được liên kết với nhau, ví dụ: Yahoo hay Web trẻ thơ,…
Mặc dù đã có cộng đồng hoạt động trên các forum, nhưng Web1 chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về Internet.
Đây đã được xem là một bước tiến lớn nhưng vẫn dừng lại ở việc người dùng chỉ có thể tiêu thụ thông tin, nghĩa là bạn chỉ có thể đọc mà không thể có bất kỳ một tương tác nào khác.
💡 Hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn của Web2
Một trong những thay đổi lớn nhất của Web2 là tính tương tác của Internet. Điều này có nghĩa là không chỉ chúng ta nhận thông tin từ các trang web, mà các trang web cũng bắt đầu nhận nhận thông tin từ người dùng.
Ví dụ như khi chúng ta sử dụng Facebook hay TikTok, các công ty này bắt đầu thu thập dữ liệu của người dùng để họ có thể cung cấp cho chúng ta những nội dung tốt hơn.
Không thể phủ nhận những thứ tuyệt vời mà các nền tảng trên mạng lại cho chúng ta, nhờ có Web 2.0 mà thế giới trở nên phẳng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm lên ở Web2 chính là thông tin người dùng và với những nền tảng mạng xã hội thì đây không khác gì kho báu.
Một trong những cách để họ có thể kiếm tiền được từ người dùng, chính là quảng cáo.
Mỗi nền tảng đều sẽ có những AI riêng để phân tích những hành vi của người dùng dựa trên những thông tin mà họ cung cấp như họ tên, nơi sinh sống, giới tính, mối quan hệ.
Thậm chí những thao tác mà bạn thực hiện như tìm kiếm, thích hay chỉ cần dừng lại đọc 1 thông tin gì đó đủ lâu thôi là một vài phút sau những quảng cáo đúng hoặc gần đúng nhu cầu của bạn sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, những nội dung được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, TikTok,... có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó.
Web2 lúc này đã giúp chuyển giao thông tin và người dùng có thể trở thành những người sáng tạo nội dung, nhưng tồn tại nhiều hạn chế khiến chúng khó có thể tiến xa hơn nữa.
💡 Web3 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web2
Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai.
Web3 được thừa hưởng nhiều tính chất của Blockchain như:
- Tính phi tập trung: Thay vì bị kiểm soát bởi các tổ chức phi tập trung, quyền sở hữu được phân phối giữa người dùng và nhà phát triển.
- Hệ thống thanh toán: Người dùng kết nối với các nền tảng Web3 thông qua các ví crypto. Áp dụng hệ thống crypto thay vì dựa vào hạ tầng lạc hậu của các tổ chức tài chính và ngân hàng.
- Permissionless: Bất kỳ ai cũng có quyền tham gia vào Web3.
- Trustless: Vận hành dựa mà không cần lòng tin giữa các bên.
Xem đến đây chắc các bạn sẽ tự đặt câu hỏi: Làm sao để có thể kiểm soát được các nội dung bất hợp pháp và độc hại trên các nền tảng Web3?
Các nội dung trên Web3 thay vì bị kiểm soát bởi các tổ chức phi tập trung thì nay sẽ được kiểm soát bởi DAO (tổ chức tự trị phi tập trung).
Vậy là mình đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm Web1 - Web2 - Web3. Vậy còn riêng các vấn đề của Web2 đối với mảng game thì sao?
Các vấn đề của Web2 Gaming
Để có thể hiểu rõ cơ hội mà blockchain game sẽ tạo đột phá trong ngành công nghiệp game, chúng ta phải nhìn lại cách thức mà hệ thống này đang vận hành. Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải hiểu là quyền lực hiện đang nằm trong tay các ông lớn phát hành game Web2 như Sony, Tencent, Nintendo, v.v.
Các nhà phát hành này kiểm soát mọi công đoạn trong quá trình sản xuất và phát hành một trò chơi; họ tài trợ cho khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị cho tới phân phối các tựa game này đến với người dùng.
Khi game bắt đầu tạo được doanh thu, giới phát hành game cũng chính là người đầu tiên thu hồi vốn đầu tư của họ, tiếp theo là studio làm game mà họ đã ký hợp đồng để thiết kế và tạo ra game.
Thế rồi blockchain games xuất hiện cùng một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Tại đây, các nhà phát triển game chia sẻ lợi nhuận và đôi khi cả quyền sở hữu trí tuệ với người chơi.
Đây là một ngã rẽ hoàn toàn không thân thiện với các lợi ích mà giới xuất bản Web2 đang được hưởng, vì vậy không có gì lạ khi hầu hết họ đều thờ ơ với công nghệ blockchain.
Tuy nhiên đừng lầm tưởng người chơi đang gây áp lực buộc giới phát hành game phải thực hiện những thay đổi trên. Thực tế là ngược lại: Tâm lý tiêu cực về NFT vẫn tồn tại trong cộng đồng game thủ, chủ yếu là do sự quy chụp khi cho rằng việc nhà phát hành bán NFT chỉ là một cách tối ưu hóa lợi nhuận. Sự bất mãn này đã được khắc họa rất rõ khi Ubisoft công bố nền tảng Quartz của họ và có kế hoạch tích hợp NFT “Digits” vào trò chơi của họ.
Ubisoft ghi nhận quyền sở hữu vật phẩm của người chơi cùng giá trị của việc họ mua đi bán lại các vật phẩm này trong game. Ubisoft vẫn tiếp tục kế hoạch tích hợp NFT vào các trò chơi trong tương lai bất chấp phản ứng gay gắt ban đầu từ cộng đồng.
Web3 Game sẽ thay đổi tất cả
Các nhà phát hành không còn đóng vai trò cốt lõi trong không gian Web3 game. Làn sóng GameFi đầu tiên nổi lên mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các nhà phát hành lớn.
GameFi cho phép việc gọi vốn trở nên trực tiếp và độc lập hơn từ các VC, Gaming Guild, người chơi và người hâm mộ, bên cạnh đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận thị trường cho studio game thông qua việc mở bán token, bán NFT, hệ thống scholarship, v.v.
Đặc biệt, các Gaming Guild là những “ngư hội” hỗ trợ đắc lực cho các studio trong quá trình tiếp thị và phân phối trò chơi, thay thế vai trò của các nhà phát hành game Web2, mà không gây ra sự mất cân bằng quyền lực như thực trạng ngành công nghiệp game hiện tại.
Những phương pháp mới này hỗ trợ việc phát hành và duy trì sự kiểm soát trong việc sáng tạo nội dung đang châm ngòi cho một làn sóng chuyển dịch các tài năng từ Web2 sang không gian Web3.
Một số studio có tiếng đã bắt đầu chuyển hướng sang GameFi bằng cách nhân bản trò chơi di động đã phát hành thành công trước đó qua một phiên bản mới có tích hợp blockchain.
Web3 game phân phối lại quyền lực từ các nhà xuất bản vào tay các nhà phát triển, tương tự như cách DeFi giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngân hàng bằng cách trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho tài chính cá nhân.
Đã đến lúc nâng cấp thành Web3 Game
Để phát huy tối đa tiềm năng của mình, GameFi đang không ngừng phát triển và vượt ra khỏi mô hình / tư tưởng Play-to-Earn. Yếu tố trải nghiệm và tính giải trí sẽ luôn là kim chỉ nam để thu hút người chơi và xây dựng hiệu ứng lan tỏa lâu dài.
Đây cũng chính là mục tiêu mà tất cả các trò chơi trên Web3 nên hướng tới. Yếu tố phần thưởng nên được các studio sử dụng như một công cụ tiếp thị giúp thu hút người dùng trải nghiệm trò chơi cũng như đưa trò chơi tiếp cận nhiều hơn đến cộng đồng thông qua hiệu ứng truyền miệng.
Các nhà phát triển game nên cân nhắc việc trao thưởng xứng đáng cho tệp người dùng có đóng góp thật sự vào sự phát triển của trò chơi, thông qua bảng xếp hạng, giới thiệu người chơi mới, báo cáo lỗi và quản lý cộng đồng. Việc khuyến khích các hành vi tích cực có thể mang lại một số lợi ích cho cộng đồng như:
- Xây dựng các hình mẫu lý tưởng từ cộng đồng
- Khuyến khích những đóng góp mang tính xây dựng
- Ngăn cản nhóm người đầu cơ và “bào game”
- Thu hút tệp người dùng có cùng chí hướng
Chúng ta sẽ thảo luận về những ý tưởng và các đề xuất bổ sung về cách xây dựng trò chơi tốt hơn và phát triển cộng đồng tốt hơn trong các bài viết sắp tới.