Top 13 NFT Marketplace phổ biến hiện nay

By Đức Lộc 13 min read
Top 13 NFT Marketplace phổ biến hiện nay

NFTs (non-fungible tokens) là tài sản độc nhất vô nhị mà bạn không thể thay thế bằng thứ khác.

Hầu hết các NFTs đều có xu hướng kỹ thuật số. Điều này giúp creators dễ dàng mang đến một thứ gì đó hiếm và độc đáo.

Ví dụ, một số NFTs là các digital artworks và mọi người hiện đang thu thập các digital artworks này, giống như các nhà sưu tập đã thu thập các bức tranh thực trong nhiều năm. Một NFTs được tạo ra bởi Digital artist có tên gọi là Beeple đã được bán thành công với giá hơn 69 triệu $.

Một số ví dụ khác về NFTs, chẳng hạn như trong game CryptoKitties - một tựa game được xây dựng trên blockchain Ethereum nơi người dùng có thể mua bán các chú mèo tồn tại ở dạng NFTs, mỗi một con mèo là duy nhất giống với mèo thực tế bên ngoài.

Các NFTs đầu tiên là một phần của blockchain Ethereum. Các blockchain khác hiện cũng tạo điều kiện cho NFTs. Do sự khác nhau về công nghệ đằng sau mỗi blockchain nên không phải NFT Marketplace nào cũng có thể mua & bán tất cả các loại NFTs.

Người sáng tạo thường sẽ các NFT Markeplace dựa trên tiêu chí hỗ trợ tiêu chuẩn NFTs. Ethereum hiện đã phát hành hai tiêu chuẩn: ERC-721 và ERC-1155.

Đối thủ cạnh tranh, Binance Chain kể từ đó đã phát hành các tiêu chuẩn BEP-721 và BEP-1155. Hai tiêu chuẩn "1155" khác với tiêu chuẩn "721" ban đầu vì chúng cho phép nhiều NFTs được nhóm lại và giao dịch với nhau.

Hầu hết các NFT Marketplace đều yêu cầu người dùng phải có các digital wallet (ví kỹ thuật số) và sử dụng các loại tiền điện tử để thanh toán, gần đây thì một số sàn giao dịch lớn cho phép thanh toán bằng VISA/Master card.

1. OpenSea

OpenSea là NFT marketplace lớn nhất hiện nay. Có rất nhiều loại NFTs đang được giao dịch mỗi ngày trên OpenSea như: art, censorship-resistant domain names, virtual worlds, trading cards, sports, và collectibles.

Bạn có thể mua, bán và khám phá các tài sản kỹ thuật số độc quyền như: Axies, ENS names, CryptoKitties, Decentraland,. Họ có hơn 700 dự án khác nhau, bao gồm trading card games, collectible games, digital art projects, domain names.

Creators có thể tạo các NFTs của riêng họ trên blockchain bằng cách sử dụng minting tool của OpenSea. Bạn có thể sử dụng nó để tạo bộ sưu tập NFT miễn phí mà không cần biêt code.

Nếu bạn đang phát triển smart contract cho một dự án với các NFTs trên blockchain, bạn có thể dễ dàng đăng lên OpenSea để bán cho mọi người.

2. Blur

Blur là NFT Marketplace for Pro Traders tổng hợp các chỉ số cần thiết liên quan đến NFTs và giao diện chuyên dành cho những traders.

Cách thức hoạt động của Blur tự như các NFT Marketplace khác tuy nhiên điểm nổi bật nằm ở giao diện và không tính phí giao dịch, tuy nhiên đội ngũ phát triển Blur vẫn khuyến khích người dùng chỉnh phí lên 0,5% bằng với các nền tảng khác và phục vụ cho việc airdrop cho những người dùng.

Tuy ra mắt sau những NFT Marketplace khác nhưng trong thời gian ngắn đã đạt volume lớn thứ 2 chỉ sau OpenSea.

3. Rarible

Rarible là NFT marketplace cho phép người dùng mua và bán arts, collectibles, video game assets và NFTs. Bạn có thể mua và giao dịch trên Rarible với Ethereum, Flow và Tezos.

Trọng tâm của Rarible là token $RARI , bằng cách sở hữu token RARI, người dùng có thể bỏ phiếu cho các đề xuất ảnh hưởng đến nền tảng, kiểm duyệt người sáng tạo và quản lý các tác phẩm nghệ thuật nổi bật.

Rarible tính phí cố định 2,5% cho mọi giao dịch, cộng với bất kỳ phí gas nào. Một tính năng thú vị là bạn có thể mua NFT bằng thẻ tín dụng, cho phép giao dịch bằng tiền tệ fiat.

NFT marketplace này tập trung đặc biệt vào art assets. Người sáng tạo có thể sử dụng Rarible để “mint” các NFTs mới và bán các tác phẩm của họ, cho dù đó là sách, music albums, digital art, hoặc movies.

Rarible vừa là NFT marketplace vừa là mạng lưới phân tán được xây dựng trên Ethereum cho phép giao dịch không cần người trung gian.

4. SuperRare

SuperRare tập trung mạnh mẽ vào việc trở thành một marketplace để mọi người mua và bán các single-edition digital artworks (tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số phiên bản duy nhất).

Mỗi tác phẩm nghệ thuật khi tạo ra sẽ được xác thực bởi một artist trong mạng và được mã hóa như một crypto-collectible digital item mà bạn có thể sở hữu và giao dịch. Họ mô tả bản thân giống như Christie's trên Instagram, cung cấp trải nghiệm mới để tương tác với nghệ thuật, văn hóa trên internet.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật trên SuperRare là một bộ sưu tập kỹ thuật số - được bảo mật bằng mật mã và được theo dõi trên blockchain. SuperRare đã xây dựng một mạng xã hội hàng đầu trên thị trường. Vì các bộ sưu tập kỹ thuật số có hồ sơ minh bạch về quyền sở hữu, chúng hoàn hảo cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dùng thích sự minh bạch, công khai.

Hiện tại, SuperRare làm việc với một số ít nghệ sĩ được chọn lọc kỹ lưỡng để sáng tạo NFTs. Bạn cũng có thể trở thành nghệ sĩ trên nền tảng này bằng cách chủ động gửi mail đăng ký đến họ.

5. Binance NFT

Binance là một trong những sàn giao dịch cryptocurrency lớn nhất thế giới, đã thêm NFT marketplace vào năm 2021. Nhiều sàn giao dịch cryptocurrency tương tự như Crypto.com cũng đã ra mắt Crypto.com NFT, điều này cho thấy các sàn giao dịch - những người xây dựng ngành công nghiệp tiền điện tử rất chú trọng đến NFTs.

Binance NFTs cung cấp các tài sản kỹ thuật số điển hình được tìm thấy trên các nền tảng chính khác: artwork, gaming items, and collectibles.

Một ưu điểm chính của Binance NFT là thu phí rất thấp. Nền tảng chỉ khấu trừ phí giao dịch 1%. Nó cũng là một nền tảng thân thiện với người dùng được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ và UX/UI tương tự như sàn giao dịch của họ.

Đọc thêm: Hướng dẫn mua, bán NFT trên Binance NFT và nhận voucher hoàn tiền 100 USDT

6. Foundation

Foundation là một NFT marketplace chuyên biệt được thiết kế để mang những digital creators, crypto natives và collectors lại với nhau để phát triển văn hóa về sưu tầm NFTs.

Nền tảng này tự gọi mình là nền kinh tế sáng tạo mới chỉ tập trung vào digital art.

Bất cứ khi nào NFTs giao dịch trên Foundation, nghệ sĩ kiếm được 10% trên giao dịch nhiều bậc, tức là nghệ sĩ nhận được 10% giá trị bán hàng bất kỳ khi nào một nhà sưu tập bán lại tác phẩm của họ cho người khác với giá cao hơn.

7. Nifty Gateway

Nifty Gateway là một NFT marketplace nổi tiếng đã bán các tác phẩm nghệ thuật của các digital artists và những người nổi tiếng như Beeple, Pak, Daniel Arsham,  Grimes.

Nền tảng được quản lý bởi Gemini, một sàn giao dịch tiền điện tử, đây đồng thời được coi là một high-end marketplace bởi Nifty chỉ hợp tác với các thương hiệu và các nghệ sỹ nổi tiếng.

Một trong những điều làm cho Nifty Gateway trở nên độc đáo là nó cho phép creators nhận được phần trăm doanh thu nhiều bậc. Vì vậy, khi ai đó mua NFTs của bạn, bạn sẽ nhận được một khoản %. Hơn nữa, Nifty Gateway có “open editions”, cho phép người sáng tạo tạo ra các phiên bản không giới hạn của tác phẩm của họ trong một thời gian giới hạn.

Ngoài ra, Nifty Gateway giúp việc bán NFTs dễ dàng hơn cho người sáng tạo bằng cách xử lý tất cả các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc tạo và bán NFTs bằng cách cung cấp cho bạn hỗ trợ kỹ thuật. Nếu bạn cũng là một nhà sưu tập, Nifty Gateway cho phép bạn mua các NFTs khác bằng tiền fiat.

Không giống như hầu hết các NFT marketplace khác, Nifty Gateway lưu trữ các NFTs trên nền tảng của họ. Điều này có nghĩa là các NFT bạn bán hoặc mua sẽ không được lưu trữ trong ví. Thay vào đó, chúng do Nifty Gateway và Gemini nắm giữ, đồng thời được lưu trữ trong tài khoản Nifty của bạn.

8. NBA Top Shot

Nếu bạn là một người hâm mộ bóng rổ, NBA Top Shot marketplace cho phép bạn mua NFTs về những khoảnh khắc tuyệt vời trong lịch sử bóng rổ.

Bạn có thể mua video clip, play highlights và nghệ thuật cho cả NBA & WNBA. Nhưng các tác phẩm này không hề rẻ. Một video của LeBron James slam dunk kiếm được 208.000$ vào tháng 2 năm 2021.

NBA đã xây dựng và NFT marketplace này, họ độc quyền đối với các video clip trong môn thể thao bóng rỗ này. Đồng thời họ là một tổ chức lớn, có uy tín.

NBA Top Shot marketplace là một ví dụ về các công ty lớn đang bắt đầu xu hướng này. Ngay cả GameStop cũng có kế hoạch ra mắt NFT marketplace trong năm nay.

9. Magiceden

Magic Eden là một Solana NFT marketplace, được xem là “web3-first marketplace”. Đến nay, nó có hơn 7.000 collections và khối lượng giao dịch lên tới 1,6 tỷ đô la.

Ngoài vai trò là một thị trường NFTs, Magic Eden còn hỗ trợ những game creators và ra mắt Eden Games -một hub dành cho NFT games trên Solana. Nó cũng hợp tác và cho phép những người khác tạo marketplace của riêng họ. Một số thị trường NFT do Magic Eden cung cấp bao gồm Thugbird'z Thugstore và Galactic Geckos NFT .

Ngoài ra, Magic Eden có Launchpad cung cấp cho người sáng tạo quyền mint NFT đơn giản, giảm bớt các bước kỹ thuật để tạo ra một NFT.

10. Enjin Marketplace

Enjin Marketplace là một nơi để bạn khám phá và giao dịch các tài sản trên blockchain. Enjin marketplace được xây dựng trên Enjin. Cho đến nay, nó đã có 43,8 triệu $ Enjin Coin giao dịch trên nền tảng này  và có 832,7 nghìn NFTs đã được giao dịch.

Bạn có thể sử dụng Ví Enjin để dễ dàng liệt kê và mua các vật phẩm và đồ sưu tầm trong trò chơi.

Trang website giới thiệu các dự án blockchain do Enjin hỗ trợ có các bộ sưu tập vật phẩm trò chơi như Multiverse, Age of Rust, The Six Dragons đến Microsoft's Azure Heroes, các bộ sưu tập do cộng đồng tạo ra và NFTs của các công ty như Binance và Swissborg .

11. Decentraland

Decentraland là một thế giới VR được tạo ra trên Ethereum, giúp nó trở thành thị trường NFTs an toàn và đáng tin cậy. Nó cho phép người dùng có được các tài sản ảo và các tài sản kỹ thuật số khác như wearables (thiết bị đeo), art và thậm chí cả tên được lưu trữ trong các hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Ethereum.

Ngoài việc cho phép bạn mua tài sản kỹ thuật số, Decentraland còn cho phép bạn tạo tài sản của riêng mình mà bạn có thể đăng trên Decentraland marketplace . Nó có một công cụ Builder kéo và thả dễ sử dụng cho phép bạn tạo hình đại diện và khung cảnh 3D.

Điều làm cho Decentraland khác biệt với các NFT marketplace khác là các token của nó được thiết kế để có giá trị và khả năng chuyển nhượng tương tự như trong thế giới thực.

12. Zora

Zora là một NFT marketplace cho phép creators, collectors, and artist mua bán các loại NFTs khác nhau bao gồm: art, music và media. Nó hoạt động như một giao thức đăng ký cho phép người sáng tạo xuất bản tác phẩm của họ, kiếm tiền từ tiền bán hàng và cho phép những người dùng khác tạo và chia sẻ tác phẩm của họ.

Zora thúc đẩy cộng tác và triển khai "Collective Creation", nơi nền tảng và người dùng của nó có thể làm việc cùng nhau để tạo ra một cơ sở hạ tầng minh bạch hơn, dễ tiếp cận và có thể sở hữu.

Zora có một khuôn khổ độc đáo. Thay vì bán các bản sao của tác phẩm kỹ thuật số và tạo ra sự khan hiếm giả tạo, Zora thúc đẩy người sáng tạo tạo ra một tác phẩm gốc có thể truy cập công khai cho những người dùng khác và có thể bán được không giới hạn số lần.

13. Mintable

Mintable là NFT marketplace được xây dựng trên Ethereum cho phép creators có thể mint NFTs miễn phí và dễ dàng bán hoặc đấu giá các tác phẩm của họ. Mặc dù được thành lập vào năm 2018 được hỗ trợ bởi một doanh nhân và nhà đầu tư tỷ phú, Mark Cuban nhưng nó vẫn còn tương đối mới.

Trên Mintable có rất nhiều người truy cập mỗi ngày như: musicians, animators có thể tạo và mua bán các digital assets của họ. Nền tảng còn cho phép những creators sử dụng smart contract trên blockchain để họ có thể tạo tài sản kỹ thuật số ngay cả khi không biết cách viết mã. Nó cũng cho phép người sáng tạo biến các tệp của họ như PDF và MP4 thành NFT mà họ có thể tiếp thị thông qua cửa hàng Mintable của riêng họ.